Di truyền học giới tínhMột
trong những vấn đề quan trọng nhất trong sinh học từ trước tới nay là
sinh vật ra đời với giới tính khác nhau. Hàng trăm giả thuyết về bản
chất hiện tượng này đã được công bố trong các thế kỷ trước và đặc biệt ở
thế kỷ thứ 19. Nhưng chỉ có thuyết nhiễm sắc thể (NST) là giải thích
được vấn đề. Thuyết này đã phát hiện được cơ chế bên trong quyết định
giới tính, đó là nhiễm sắc thể giới tính.
Giới tính của cơ thể sinh vật cũng là một tình trạng có cơ sở di truyền ở trong tế bào. Ngày nay, với kỹ thuật hiện đại của tế bào học, người ta đã phát hiện được rằng, NST giới tính là những NST đặc biệt, không giống các NST thường và khác nhau giữa con đực và cái.
Trong tế bào sinh dục của ruồi giấm có 4 cặp NST. Con cái có 1 cặp hình hạt nhỏ, 2 cặp hình chữ V, và 1 cặp hình que gọi là NST X.
Ở con đực, cặp thứ nhất cũng hình hạt, cặp thứ hai và ba cũng hình chữ V, còn cặp thứ tư thì một chiếc hình que gọi là NST X (mang tính cái), chiếc kia nhỏ hơn và hình móc gọi là NST Y (mang tính đực).
Các NST XX ở con cái, XY ở con đực là NST giới tính. Trong tế bào sinh dục, các NST thường tồn tại thành từng cặp đồng dạng. Những NST giới tính khi thì đồng dạng, khi không đồng dạng tùy từng nhóm loài. Các gene trên NST giới tính không chỉ quy định tính đực cái mà còn quy định một số tình trạng liên kết với giới tính.
Ở người có 23 cặp NST thì 22 cặp là NST thường, cặp thứ 23 là NST giới tính gồm XX ở nữ và XY ở nam. Ở các loài có vú, ếch, nhái, bò sát, sâu bọ (trừ bướm), NST giới tính của con cái đều là XX và của con đực là XY. Trái lại, ở chim, bướm và một số loài cá, NST giới tính của con cái lại là XY và của con đực là XX.
Giới tính của cơ thể sinh vật cũng là một tình trạng có cơ sở di truyền ở trong tế bào. Ngày nay, với kỹ thuật hiện đại của tế bào học, người ta đã phát hiện được rằng, NST giới tính là những NST đặc biệt, không giống các NST thường và khác nhau giữa con đực và cái.
Trong tế bào sinh dục của ruồi giấm có 4 cặp NST. Con cái có 1 cặp hình hạt nhỏ, 2 cặp hình chữ V, và 1 cặp hình que gọi là NST X.
Ở con đực, cặp thứ nhất cũng hình hạt, cặp thứ hai và ba cũng hình chữ V, còn cặp thứ tư thì một chiếc hình que gọi là NST X (mang tính cái), chiếc kia nhỏ hơn và hình móc gọi là NST Y (mang tính đực).
Các NST XX ở con cái, XY ở con đực là NST giới tính. Trong tế bào sinh dục, các NST thường tồn tại thành từng cặp đồng dạng. Những NST giới tính khi thì đồng dạng, khi không đồng dạng tùy từng nhóm loài. Các gene trên NST giới tính không chỉ quy định tính đực cái mà còn quy định một số tình trạng liên kết với giới tính.
Ở người có 23 cặp NST thì 22 cặp là NST thường, cặp thứ 23 là NST giới tính gồm XX ở nữ và XY ở nam. Ở các loài có vú, ếch, nhái, bò sát, sâu bọ (trừ bướm), NST giới tính của con cái đều là XX và của con đực là XY. Trái lại, ở chim, bướm và một số loài cá, NST giới tính của con cái lại là XY và của con đực là XX.
Cơ chế hình thành giới tính ở ngườiỞ
nam giới, tế bào sinh dục chứa NST XY. Khi tế bào giảm phân thì X và Y
tách nhau sinh ra hai loại tinh trùng: một loại chứa X (mang tính con
gái), một loại chứa Y (mang tính con trai). Số lượng hai loại bằng nhau.
Còn ở nữ giới, khi tế bào giảm phân, mỗi tế bào con đều chứa X, đấy là
tế bào trứng. Thực ra, sau hai lần giảm phân, noãn bào cấp 1 cho ra một
tế bào trứng hoàn chỉnh với tất cả phần tế bào chất dự trữ cần thiết và 3
thế cực phụ bị teo đi. Ở nam, sau hai lần giảm phân, tinh bào cấp 1 cho
ra 4 tinh tử đơn bội. Các tế bào này không phân chia nữa và biến thành
những tinh trùng hoạt động.
Khi thụ tinh, nếu tế bào trứng gặp tinh trùng mang NST X thì hợp tử sẽ có NST XX và phát triển thành con gái. Nếu tế bào trứng gặp tinh trùng Y thì hợp tử sẽ có NST XY và phát triển thành con trai. Đó là cơ chế hình thành giới tính ở người. Nắm được cơ chế hình thành giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phân hóa giới tính, người ta có thể chủ động điều chỉnh, thay đổi tỷ lệ đực cái.
Năm 1936, viện sĩ Axtaurop (ở Liên Xô cũ) đã tạo ra dòng toàn cái hoặc toàn đực. Việc điều chỉnh tỷ lệ đực cái có ý nghĩa lớn trong thực tiễn. Như nuôi bò thịt cần nhiều bê đực, nuôi bò sữa cần nhiều bê cái, nuôi gà đẻ cần nhiều gà mái, nhưng nuôi gà thịt lại cần nhiều gà trống.
Hoàn cảnh thụ tinh, điều kiện sống của cơ thể cũng có thể làm thay đổi tỷ lệ đực cái. Thí dụ: Tinh trùng thỏ để 12 giờ mới cho thụ tinh thì tỷ lệ đực tăng lên 2 lần. Lợn nái động đực 12 giờ mới cho thụ tinh thì tỷ lệ đực cũng tăng gấp rưỡi. Lợn nái được ăn uống đầy đủ thì số lợn cái trong lứa đẻ có thể bằng 1,5 lần số lợn đực. Dưa chuột nếu được hun khói thì số hoa cái tăng lên. Thầu dầu nếu trồng trong ánh sáng cường độ yếu, số hoa đực giảm đi...
sinh con theo ý muốn
Khi thụ tinh, nếu tế bào trứng gặp tinh trùng mang NST X thì hợp tử sẽ có NST XX và phát triển thành con gái. Nếu tế bào trứng gặp tinh trùng Y thì hợp tử sẽ có NST XY và phát triển thành con trai. Đó là cơ chế hình thành giới tính ở người. Nắm được cơ chế hình thành giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phân hóa giới tính, người ta có thể chủ động điều chỉnh, thay đổi tỷ lệ đực cái.
Năm 1936, viện sĩ Axtaurop (ở Liên Xô cũ) đã tạo ra dòng toàn cái hoặc toàn đực. Việc điều chỉnh tỷ lệ đực cái có ý nghĩa lớn trong thực tiễn. Như nuôi bò thịt cần nhiều bê đực, nuôi bò sữa cần nhiều bê cái, nuôi gà đẻ cần nhiều gà mái, nhưng nuôi gà thịt lại cần nhiều gà trống.
Hoàn cảnh thụ tinh, điều kiện sống của cơ thể cũng có thể làm thay đổi tỷ lệ đực cái. Thí dụ: Tinh trùng thỏ để 12 giờ mới cho thụ tinh thì tỷ lệ đực tăng lên 2 lần. Lợn nái động đực 12 giờ mới cho thụ tinh thì tỷ lệ đực cũng tăng gấp rưỡi. Lợn nái được ăn uống đầy đủ thì số lợn cái trong lứa đẻ có thể bằng 1,5 lần số lợn đực. Dưa chuột nếu được hun khói thì số hoa cái tăng lên. Thầu dầu nếu trồng trong ánh sáng cường độ yếu, số hoa đực giảm đi...
sinh con theo ý muốn
Tài liệu download hỏng hết link rồi anh/chị ơi, làm ơn fix link hộ em với.
Trả lờiXóa